|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
DI TÍCH LỊCH SỬ DANH NAM THẮNG CẢNH

Địa danh Tiên Lục gắn với giả thuyết có 6 vị tiên. Bởi vì Tiên Lục có 6 vị thần được thờ ở các đền, miếu khác nhau như: đền Thánh Cả, nghè Ngoài, từ Ngoén, am Bầu... Nhiều bài thơ, câu đối đã viết về Tiên Lục đều hiểu theo ý Tiên Lục là đất tiên, đất bụt. Tại hai trụ cột cửa nhà Thảo Xá có ghi đôi câu đối bằng chữ Hán:

Tiên cánh tứ thời khách vãng ỉaỉ

Lễ hội tiền triền thiện niên thỉnh

Cụm di tích ở Tiên Lục gồm cây Dã Hương nghìn năm tuổi, đình Viễn Sơn, chùa Phúc Quang, đền Thánh Cả và đình Thuận Hòa. Trong đó, nổi bật là cây Dã Hương nghìn năm tuổi lâu đời nhất Việt Nam bên mái đình Viễn Sơn (còn gọi là đình Cây Dã) ở thôn Giữa. Cây có đường kính 2,59m, chiều cao khoảng 3Om. Theo ngọc phả, cây nhận được sắc phong do vua Cảnh Hưng (Lê Hiển Tông) ban tặng: “Quốc chúa đô mộc dã Đại vương” (cây Dã lớn nhất nước). Cây Dã Hương cổ thụ còn được ghi nhận trong bộ Bách khoa Larousse (Pháp) là một trong những cây Dã Hương lâu đời nhất thế giới. Hiện nay, được Nhà nước đầu tư và bảo tồn, cây Dã Hương đã trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Cây Dã Hương không chỉ là biểu tượng văn hóa mà còn là biểu tượng của môi trường xanh, sạch, đẹp. Tiếp theo trong cụm di tích là các đình, chùa.

Theo bản khai thần tích của hương lý gửi Trường Viễn Đông Bác Cổ năm 1938, Tiên Lục còn một thần tích, một danh mục đạo sắc phong thờ Cao Sơn, Chính Thống, Hiếu Hỉ Trĩ Phượng, Linh Nghị, Minh Triết, Đại Phạm, Trần Công, Thánh Đức Đại Đô, Linh ứng Quốc Chúa, Đô Mộc, Dương Giang Đô Thống, Quý Minh[1]. Đình Viễn Sơn thuộc thôn Giữa, đình Thuận Hòa thuộc thôn Trong, khu trung tâm có chùa Phúc Quang, đền Thánh Cả và Thảo Xá. Các di tích cách nhau chừng 100m, 500m và đều nằm bên trục đuờng Tỉnh lộ 295. Cụm di tích chùa Phúc Quang, đền Thánh Cả, đình Viễn Son, đình Thuận Hòa và cây Dã Huong đuợc Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là khu Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1989. Ngày 23/11/2017, ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang đã có Quyết định số 1975 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dụng Khu du lịch cây Dã Huong nghìn năm tuổi gắn với đình, đền và chùa xã Tiên Lục với quy mô 13,45ha với tính chất là một khu du lịch văn hóa tâm linh, công viên văn hóa - du lịch, đi tích cấp Quốc gia.

Gắn với cụm di tích này là Lễ hội Tiên Lục. Đây là hoạt động văn hóa tín nguống tiêu biểu, phản ánh và thể hiện đuợc đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân trong vùng văn hóa “Luộc[2], đã đuợc ghi vào cuốn sách Lễ hội Bắc Giang do Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Bắc Giang biên soạn và ấn hành năm 2002. Lễ hội là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, giúp cho thế hệ hôm nay hiểu đuợc công lao của cha ông và thêm tụ hào về truyền thống của quê huơng đất nuớc. Đây là nơi cộng cảm, thể hiện sụ giao hòa của con nguời với con nguời cùng chung ý chí, uớc mơ, khát vọng sống hạnh phúc; giữa con nguời với thiên nhiên và với các lục luợng siêu nhiên. Lễ hội còn là nơi để mọi nguời cùng nhau sáng tạo và huởng thụ văn hóa. Đặc biệt, lễ hội là dịp để người dân Tiên Lục thể hiện sự tưởng nhớ công on của những người có công với dân với nước trong quá trình xây dựng và bảo vệ quê hưong.

Lễ hội ở Tiên Lục chủ yếu diễn ra ở khu vực đình Viễn Son, đình Thuận Hòa, chùa Phúc Quang và đền Thánh Cả. Trong ngày hội, cờ hội, cờ ngũ hành, cờ phướn... được cắm dụng uy nghi. Trước sân chùa Phúc Quang, các điểm vui choi được lập nên phục vụ cho phần hội.

Hội Tiên Lục diễn ra vào 2 ngày mồng 8 và mồng 9 tháng Giêng, trong cảnh sắc mùa xuân, núi đồi xanh thắm, nên thơ. Trai làng thuộc giáp Trong và giáp Ngoài (nay thuộc xóm Trong và xóm Ngoài) đều phải tập trung tham gia các công việc của lễ hội. Theo phong tục và quy định, 8 giáp cử ra 8 ông lềnh, trong đó có 1 ông lềnh cả lo chung việc làng; 8 ông nhì, trong đó có 1 ông thì lo việc thu tiền, mua bán, chuẩn bị cho hội làng; 8 ông bàn giai lo việc mâm bát cho làng và 8 ông bàn rừng lo việc giữ chiếu. Tất cả các ông đứng ra lo việc làng đều từ 49 tuổi trở xuống. Còn các ông từ 50 tuổi trở lên đã được sung vào hàng các cụ, được tôn trọng và dự hàng cố vấn, (đây là nét sinh hoạt văn hóa theo Nho giáo “trọng xỉ hơn trọng tước ”), còn lại tất cả đứng vào hàng tại hạ.

Ngày mồng 8 tháng Giêng là ngày vào hội. Ngày này, các gia đình, mọi người ai nấy đều tích cực sửa soạn chuẩn bị các công việc cho ngày hội như sửa lễ cứng vào đình, chùa, đến làm cỗ mang ra đình để lễ, thi cỗ và mời khách thập phương, họ hàng, bạn bè... đến dự. Các gia đình có con em xa quê dù đi công tác hay định cư ở nơi khác cũng đều nhớ về dự hội.

Ngày mồng 9 là chính hội. Hội được bắt đầu từ một giờ sáng, giờ của ngày mồng 9 tháng Giêng. Giờ ấy, Nhân dân bắt đầu làm lễ khai thanh rồi tới lễ tranh chiêng, tranh trống giữa làng. Hai ông Quan hội cũng được gọi là Lenh trưởng do hàng giáp chọn ra, nhận cấy ruộng hàng giáp[3] có trách nhiệm làm lễ tế thần, động thổ ở Đen Thánh Cả. Làng quy định rằng từ ngày mồng một đến giờ động thổ không được đánh trống gõ mõ. Chỉ sau khi lễ xong, hai đình mới khua chiêng, gõ mõ, đánh trống, gọi là tranh chiêng, tranh trống. Tiếp theo lễ động thổ, các gia đình mang cỗ ra chùa thi và làm lễ. Sáng ra, trai hai làng đi yết lễ đền, rồi tiến hành lễ rước kiệu từ hai đình về đền. Lễ rước kiệu ở Tiên Lục rất vui. Các trai làng được đảm nhiệm việc dẹp đường, cầm cờ, đánh chiêng, đánh trống, vác siêu đao, bát bửu... đều múa theo nhịp sinh tiền để đưa rước kiệu thánh. Tất cả đều hòa nhịp giống như một ca khúc khải hoàn trở về vui hội cùng dân đầu xuân năm mới vậy. Từ hai hướng Đông và Tây, hai đoàn tiến về phía Thảo Xá để các quan viên làm lễ tế thần Cao Sơn. Dân làng tổ chức kéo chữ rồi cho các trai làng trong đội chấp kích, siêu đao, cờ của đoàn rước vào thì kéo chữ “Thiên hạ thái bình ” ở sân Thảo Xá. Đây là cuộc thi tài, thi khéo, thi đẹp của hai giáp (hai xóm) trước sự chứng kiến của dân làng và khách thập phương.

Sau kéo chữ là tổ chức cuộc thi cưóp cầu ở khu đất rộng, bằng phang trước Thảo Xá. Theo tục lệ, hội cưóp cầu được tổ chức như sau: Quan hội là người được làm lễ tế cầu ở đền Thánh Cả, Thảo Xá và là người được tung cầu. Người chơi là các nam thanh niên khỏe mạnh, số lượng không hạn chế và được chia làm hai đội. Hai đội thuộc hai xóm đình Thuận Hòa (thôn Trong) và đình Viễn Sơn (thôn Giữa). Cả hai đội đều đóng khố, cởi trần, thắt lưng bỏ múi cạnh sườn và cùng chơi hai hiệp. Ông quan hội (lềnh trưởng) mặc áo tế, đội mũ, đi hia đứng ở bậc tam cấp trước cửa Thảo Xá tung cầu, trước khi tung cầu, quan hội đọc bài chú cầu rằng:

Năm nay tô chức gieo cầu đầu năm, đề thờ phụng Thánh, cầu cho quốc thái dân an, cho thiên hạ thái bình, cho nhân khang, vật thịnh, cho được mùa khoai, cho sai mùa đỗ, cho ỉúa đầy bồ, cho dân làng bình an, thịnh vượng.

Rồi hô lần thứ nhất:

Niên minh năm mới, đánh cầu cho đinh tài thịnh vượng Đầu xuân năm mới đánh cầu cho già sức khỏe bình an Đầu năm đánh cầu, cho nhân khang vật thịnh.

Rồi lại hô lần thứ hai:

Năm mới đánh cầu cho được mùa được màng Năm mới đánh cầu cho giàu sang phú quý

Xuân mới, năm mới đánh cầu cho trừ tai tiễu tiếng

Rồi lại hô:

Đầu xuân năm mới, hội giai đánh cầu cho được mùa được màng, sai con, tot lúa, trẻ lớn ra, già trẻ lại.

Sau mỗi lần hô, quan hội tung tiền cho dân cưóp, dân làng và trai hội lại reo lên à à... vang cả khu chùa, vừa cưóp tiền vừa về vị trí để cưóp cầu. Quan hội đọc xong thì ông lềnh bưng quả cầu lên cho quan hội. Quả cầu làm bằng gỗ mít, có đường kính khoảng 50cm, ngoài son đỏ. Quan hội nhận cầu tung cầu cho “hai cửa đình ” cướp. Làm như thế hai hiệp. Khi quả cầu được hai người vào tranh cầu thì cũng là lúc hai bên xông vào cướp cầu. Người chen vai nhau, quả cầu lúc lên, lúc xuống nhưng không bao giờ rơi xuống đất. Hai bên lấy vai, lấy người và dùng sức đẩy để đưa quả cầu về vạch đích bên đối phương. Khi quả cầu tới vạch hay quá vạch bên đối phương là thắng cuộc. Theo quan niệm, nếu bên nào giành thắng lợi, bên đó được may mắn.

Khi kết thúc cướp cầu, các trai làng được tự do chơi hội vui xuân như đánh đu, kéo co, vật, xem chọi gà... và xem thi cỗ, dự cỗ hương ẩm. Phần hội có các trò chơi như vật truyền thống, chọi gà, cướp cầu, đánh cờ, tam cúc điếm và mở cuộc thi cỗ. Vui xuân cùng với hội Tiên Lục, quý khách thập phương tham quan vãn cảnh chùa, trẩy hội “dập dìu tài tử giai nhân ”, để rồi:

Quý xuân cánh đẹp nở thêm hoa Vui chung hội ỉệ khách gần xa Tiếng trổng đình làng vang tế ỉễ Chuông chùa niệm Phật vọng ngân nga Mười chín, hai mươi, ngày ỉễ hội Hổi há chào mừng hội tháng Ba Nhớ lay ngày này sang năm tới Đen Hội lại về chớ bỏ qua.

Ngày nay, lễ hội Tiên Lục được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 18 đến hết ngày 20/3 (Âm lịch). Đây là ngày khánh thành chùa Quang Phúc sau 3 năm Chùa đuợc trùng tu vào ngày 20 tháng 3 năm Vĩnh Thịnh thứ 3 triều Lê (tức năm 1707). Ngoài phần lễ còn tổ chức phần hội, có ruớc các vị thần lên nhà Thảo Xá và tổ chức các trò chơi dân gian cho khách thập phuơng về trẩy hội. Nguời đi xem hội Tiên Lục không chỉ đuợc xem các trò vui của lễ hội mà còn đuợc chiêm nguỡng vẻ đẹp của làng xóm nơi đây. Neu nói về cảnh quan thiên nhiên, môi truờng văn hóa thì Tiên Lục đuợc coi là vùng đất thuộc hàng nhất, nhì huyện Lạng Giang. Neu nói về dân tục, dân lệ thì thuần phác có tiếng. Neu nói về di tích lịch sử văn hóa thì Tiên Lục có hệ thống di tích nguyên vẹn và đẩy đủ nhất ở Lạng Giang.

Ngoài ra, vào ngày 20/8 hằng năm, tại 2 đình Viễn Sơn và Thuận Hòa có việc làng (ngày lễ). Ngày nay, để phù họp với hoàn cảnh và yêu cầu của thời đại, lễ hội chỉ có cắm cờ, trang trí, cúng tế, ăn cỗ và chỉ có nam giới tham gia, không ruớc, không có các trò chơi và khách đến dụ lễ. Chùa Tiên Lục (Chùa Phúc Quang) là một ngôi chùa lớn và lâu đời. Chùa có các ngày lễ tuần rằm, mồng một, ngày 9 tháng Giêng, ngày rằm tháng 7 là các ngày lễ chỉ có các bà cụ từ 50 tuổi trở lên, lên chùa làm lễ (gọi là đi quy hoặc chân quy). Ngày 15/7 (Âm lịch) là ngày xá tội vong nhân, là ngày lễ lớn nhất, có lập đàn phá ngục, cúng lễ cả đêm, cúng cháo thí cho các cô hồn... có khách thập phuơng và Nhân dân đến dụ.

Bên cạnh các hoạt động tín nguỡng, tôn giáo theo đạo Phật, ở Tiên Lục còn có một họ đạo Thiên Chúa, do các cha xứ nguời nuớc ngoài truyền vào từ những năm đầu thế kỷ XIX, trong quá trình xâm lược của chủ nghĩa tư bản phưong Tây. Đạo Thiên chúa ở Tiên Lục thuộc dòng Đa Minh (thánh Đa Minh), xuất hiện vào năm 1870 đến năm 1926. Trong thời kỳ này, nhà thờ được làm theo kiểu nhà ở của dân (tiền kẻ hậu bẩy, lợp ngói mũi). Năm 1928, nhà thờ được Linh mục Thuần (cha Thuần) trực tiếp chỉ đạo xây dựng theo kiểu kiến trúc Tây Âu. Đến năm 1938, linh mục Niêm (cha Niêm) về giáo họ Tiên Lục tiếp quản cho xây dựng tiếp tháp chuông và hoàn chỉnh nhà thờ. Đen năm 1942, nhà thờ chính thức được khánh thành và lấy niên hiệu 1942 ở trên tháp chuông. Khi mới vào Tiên Lục, số hộ dân theo đạo còn ít, chủ yếu nằm ở thôn Tây. Đen năm 1928, trên địa bàn mới có 42 hộ đạo do ông Nguyễn Đức Sỹ làm Trùm trưởng. Trước năm 1945, nhà thờ chỉ tổ chức cầu nguyện vào tối thứ 6, thứ 7 và chủ nhật. Các đoàn thể của họ đạo chỉ có một tổ chức Hội đồng nhi (thanh thiếu niên). Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các tổ chức họ đạo được củng cố như: hội nghĩa binh, kèn đồng, trống trắc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể quần chúng bà con giáo dân tích cực tham gia các phong trào cách mạng, phản đối phong trào di cư vào Nam... Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, đồng bào Công giáo luôn tin tưởng và chấp hành tốt đường lối, chủ trưong, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào cách mạng, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị ở địa phưong... Năm 2009, nhà thờ thôn Tây được xây dựng lại, đến năm 2011 thì hoàn thành. Nhà thờ thôn Tây tiếp tục là địa điểm sinh hoạt tôn giáo của bà con giáo dân. Những người theo đạo Phật cũng như những người theo đạo Thiên chúa và Nhân dân ở Tiên Lục từ xưa đến nay đều chung sống hòa đồng, đoàn kết và gắn bó. Nhân dân nơi đây đã xây dựng nên một truyền thống văn hóa lịch sử đa dạng, phong phú.

 

[1] Trích bản sao thần tích và tục lệ xã Tiên Lục lưu tại Viện Trung tâm khoa học xã hội năm 1942.

[2] Làng Tiên Lục xưa kia thuộc vùng văn hóa của địa danh Nôm là “Luộc ” thuộc tổng Đào Quán, huyện Bảo Lộc, phủ Lạng Giang.

[3] Do có 2 đình nên phải bầu 2 ông theo lệ “thôn lần xã lượt”.

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 15,224
Tổng số trong ngày: 51
Tổng số trong tuần: 154
Tổng số trong tháng: 526
Tổng số trong năm: 4,428
Tổng số truy cập: 14,735