|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Tiên Lục là xã miền núi bán sơn địa, cách trung tâm huyện Lạng Giang khoảng 10km về phía Tây Bắc. Phía Đông Tiên Lục giáp xã An Hà và Hưong Lạc; phía Tây giáp xã Mỹ Hà; phía Nam giáp xã Tân Thanh và Dưong Đức; phía Bắc giáp xã Đào Mỹ và huyện Yên Thế.

Tiên Lục là một vùng đất cổ có tên sơ khai là Sơn Lục, địa giới gồm cả Tiên Lục và xã Tân Thanh hiện nay. Bốn thôn của xã Tiên Lục là Đồng Kim, Bãi Cả, cầu Gỗ, Tám Sào trước đây gọi chung là Khu Bừng.

Thế kỷ XV, Tiên Lục thuộc xứ Kinh Bắc (xứ Kinh Bắc gồm cả tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay). Khi lên ngôi, Gia Long (1802 - 1819) đã đổi xứ Kinh Bắc thành trấn Kinh Bắc. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) trấn Kinh Bắc trở thành trấn Bắc Ninh, được chia làm 4 phủ và 21 huyện. Tiên Lục thuộc tổng Đào Quán, phủ Lạng Giang[1]. Theo sách địa chí Bắc Giang, đầu thế kỷ XIX, xã Son Lục thuộc tổng Đào Quán, huyện Bảo Lộc gồm các thôn Chùa, Giếng, Giữa, Ngoài, Ngoẹn, Tây, Trong, Vàng. Theo Đồng Khánh địa dư chỉDanh mục làng xã Bắc Kỳ, đầu thế kỷ XX, Tiên Lục thuộc tổng Đào Quán, phủ Lạng Giang, gồm thôn Ngoài và thôn Trong[2].

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng bãi bỏ đon vị hành chính phủ, tổng. Liên hiệp xã Đào Quán được thành lập. Tháng 10/1953, Liên hiệp xã Đào Quán được chia làm 4 xã gồm: Đào Mỹ (Đào Quán, Mỹ Phúc); Nghĩa Hưng (Cổ Trang, Nghĩa Trang, Khoát Giã); Tiên Lục (Sơn Lục); Mỹ Hà (Mỹ Lộc, Hoàng Hà).

Khi mới thành lập, xã Tiên Lục có 7 xóm: Xóm Ngoài, xóm Trong, xóm Vàng, xóm Chùa, xóm Giữa, xóm Giếng, xóm Tây và khu Bừng thuộc đồn điền của chủ người Pháp Séc-nay. Từ năm 1990, các xóm được gọi là thôn, xã có 11 thôn, gồm 7 thôn khi thành lập xã và 4 thôn mới là: Bãi Cả, Tám Sào, cầu Gỗ và Đồng Kim.

Tháng 10/2019 thôn Đồng Kim được sát nhập vào thôn Bãi Cả gọi là Thôn Bãi Cả Đồng Kim, thôn Táo Sào sát nhập vào thôn Cầu Gỗ gọi là thôn Cầu Gỗ Tám sào . hiện nay xã còn 9 thôn.

 

[1]   Tổng Đào Quán lúc này gồm 8 xã: Đào Quán. Nglứa Trang, cổ Trang, Khoát Giã, Tiên Lục, Mỹ Phúc, Mỹ Lộc và Hoàng Hà.

[2]   ủy ban Nhân dân tinh Bắc Giang, Địa chí Bắc Giang - Địa ỉý và kinh tể, Sở Văn hóa Thông tin Bắc Giang và Trung tâm Unesco thông tin tư liệu Lịch sử và văn hóa Việt Nam, Bắc Giang, 2006, tr. 50.

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 10,272
Tổng số trong ngày: 42
Tổng số trong tuần: 145
Tổng số trong tháng: 517
Tổng số trong năm: 4,419
Tổng số truy cập: 14,726